HƯỚNG DẪN ĐEO LENS VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT VỀ KÍNH ÁP TRÒNG
Lens Store xin giải những đáp câu hỏi của các bạn chưa từng sử dụng kính áp tròng “contact lens” hoặc đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng kính áp tròng. Đa số trong các bạn đều thắc mắc về các vấn đề sau:
Đeo kính áp tròng như thế nào đúng cách?
Bảo quản kính áp tròng như thế nào tốt nhất?
Đeo kính áp tròng có gây tác hại gì cho mắt không?
Có nên đeo kính áp tròng thường xuyên?
Lens Store xin được tư vấn chi tiết hơn cho cách bạn đã từng đeo Lens và chưa từng đeo Lens để các bạn có thêm những thông tin bổ ích về kính áp tròng và sử dụng Lens tốt hơn.
1. ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG CÁCH?
Trước khi đeo kính áp tròng bạn nên rửa tay bằng xà bông để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn cho giác mạc. Các dụng cụ sử dụng hỗ trợ cho việc đeo kính áp tròng cần thiết như: kính áp tròng, khay bảo quản Lens, nước ngâm Lens, nước nhỏ mắt, cây đeo Lens, và gương soi để đeo
Bước 1: Vệ sinh bề mặt kính áp tròng trước khi đeo
Đặt kính áp tròng lên lòng bàn tay. Nhỏ 2 đến 3 giọt nước ngâm Lens lên bề mặt của kính áp tròng. Dùng 1 ngón tay chà nhẹ lên bề mặt của kính áp tròng để loại bỏ các màng bám trên bề mặt kính. Đặt kính áp tròng vào khay ngâm và thay nước ngâm mới.
Bước 2: Tìm mặt phải của kính áp tròng
Đặt kính áp tròng lên đầu ngón tay trỏ hướng chiều cong của Lens lên trên. Nếu thấy phần viền ngoài của Lens hơi choãi ra thì kính áp tròng của bạn đang ở mặt trái bạn nên lộn ngược mặt lại. Nếu thấy phần viền ngoài của Lens cong đều hướng lên trên thì kính áp tròng của bạn đã đúng bề mặt.
Bước 3: Đặt kính áp tròng lên cầu mắt
Sử dụng tay thuận của bạn để đeo: Đặt kính áp tròng lên ngón tay trỏ hoặc đặt lên đầu của cây đeo Lens
Nhìn vào gương, mắt mở to, dùng ngón giữa của tay cần Lens kéo mi mắt trên lên, tay còn lại kéo mi mắt dưới để phần cầu mắt lộ ra tối đa có thể
Nhẹ nhàng đặt kính áp tròng lên trên cầu mắt
Bước 4: Điều chỉnh kính áp tròng vào đúng vị trí
Khi đã đặt kính áp tròng lên cầu mắt. Bạn không nên chớp mắt ngay vì có thể sẽ làm Lens rơi ra ngoài. Bạn hãy liếc mắt xuống dưới, lên trên, qua phải, qua trái để kính áp tròng tiếp xúc với giác mạc vào đúng vị trí của cầu mắt.
Bước 5: Điều chỉnh kính áp tròng nếu thấy cộm
Nếu bạn thấy dấu hiệu cộm khi mới đeo. Bạn dùng ngón tay trỏ hoặc cây đeo kéo kính áp tròng ra phần đuôi mắt rồi đưa trở lại vị trí giữa cầu mắt. Làm như vậy sẽ loại bỏ không khi ở bên trong phần tiếp xúc giữa Lens và giác mạc. Bạn cứ yên tâm đặt ngón tay hoặc cây đeo lên để điều chỉnh Lens không sợ ảnh hưởng cho mắt, vì ngón tay của bạn hoặc cây đeo sẽ tiếp xúc với Lens chứ không tiếp xúc với giác mạc.
Bước 6: Hoàn thành đeo Lens bảo vệ bề mặt Lens và giác mạc
Sau khi đã đeo kính áp tròng vào mắt và không còn cảm giác gợn, cộm, rát cho mắt. Bạn hãy dùng nước nhỏ mắt dùng cho kính áp tròng nhỏ 1 – 2 giọt lên mắt đang đeo Lens. Điều này giúp giữ ẩm bảo vệ kính áp tròng và giác mạc mắt chống nhiễm khuẩn trong khi đeo Lens
2. BẢO QUẢN KÍNH ÁP TRÒNG NHƯ THẾ NÀO TỐT NHẤT?
kính áp tròng cần được bảo quản đúng cách để giữ độ bền theo hạn sử dụng tối đa. Vì sau khi mở nắp bảo quản kính áp tròng và đeo lên giác mạc thì kính áp tròng của bạn sẽ chịu rất nhiều tác động khác nhau như: Tác động môi trường sinh học, tác động nhiệt độ, tác động từ cặn bẩn và protein của mắt bạn…
Để bảo quản kính áp tròng tốt nhất bạn nên làm đúng theo các bước sau:
Bước 1: Cách tiếp xúc tốt nhất để bảo quản kính áp tròng
Khi đeo hay tháo kính áp tròng bạn nên tiếp xúc bằng phần da của ngón tay hoặc sử dụng cây đeo và nhíp gắp dùng cho Lens. Tránh tình trạng sử dụng móng tay hoặc các vật sắc nhọn làm trầy xước hay làm rách kính áp tròng của bạn.
Bước 2: Cách vệ sinh bề mặt kính áp tròng tốt nhất
Loại bỏ cặn bẩn hay protein bám trên bề mặt kính áp tròng khi tháo ra từ mắt bạn. Bạn đặt kính áp tròng lên lòng bàn tay, nhỏ 2 – 3 giọt nước ngâm Lens, dùng phần da của ngón tay trỏ chà nhẹ lên bề mặt kính áp tròng sao cho sạch các màng bám trên bề mặt.
Bước 3: Vệ sinh khay sạch sẽ để ngâm và bảo quản kính áp tròng
Vệ sinh khay bảo quản và thay nước ngâm mới sau đó đặt kính áp tròng vào khay và đóng nắp lại. Bạn nên lưu ý phân biệt mắt phải và mắt trái bằng kí hiệu R – L trên nắp khay để tránh nhầm lẫn độ cận của kính áp tròng với mắt phải và mắt trái.
Bước 4: Nơi quản kính áp tròng ở đâu tốt nhất
Nơi bảo quản ở đâu tốt nhất? Bạn không nên để kính áp tròng trong cốp xe vì nhiệt độ trong cốp xe sẽ làm giảm độ bền của kính áp tròng. Bạn không nên để kính áp tròng trong tủ lạnh vì độ lạnh của tủ lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bảo quản kính áp tròng. Tốt nhất bạn nên để kính áp tròng ở những nơi có nhiệt độ bình thường trên bàn trang điểm hay bàn làm việc, trong túi xách…
3. ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG CÓ GÂY TÁC HẠI GÌ CHO MẮT KHÔNG?
kính áp tròng là 1 thấu kính mỏng được làm từ nước và chất dẻo tạo Lenses như HEMA, Alfilcon, Silicon… kính áp tròng được đeo trực tiếp vào giác mạc mắt giúp thẩm mỹ hơn với những người có tật khúc xạ và khiếm thị hoặc đeo trang điểm với những người có mắt bình thường.
Những tính năng và công dụng tuyệt vời của kính áp tròng:
- Tính thẩm mỹ:
+ Với những bạn mắt không có tật khúc xạ: Khi đeo kính áp tròng sẽ như 1 dụng cụ trang điểm giúp cho mắt đẹp và long lanh hơn. Đồng thời kính áp tròng nằm ở ngoài giác mạc sẽ giúp bảo vệ giác mạc không bị tổn thương khi tiếp xúc với bụi hoặc côn trùng bay vào mắt.
+ Với những bạn mắt bị tật khúc xạ: Khi đeo kính áp tròng sẽ giúp điều chỉnh tật khúc xạ. kính áp tròng được đeo sát vào giác mạc có tác dụng kiểm soát sự tiến triển của cận thị. Chính vì điều này mà các bác sĩ đã sử dụng kính áp tròng để điều trị tật khúc xạ cận thị trong y học. Ngoài ra đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ giúp cầu mắt của người cận thị không bị lồi và giảm nhãn áp.
– Tính tiện ích
+ kính áp tròng giúp cho những người bị cận thị có thể chơi những môn thể thao vận đông mạnh giúp kiểm soát tầm nhìn và không bị rơi khi vận động.
+ kính áp tròng giúp cho những người bị cận thị có thể điều tiết như mắt thường. Tiện ích cho mọi sinh hoạt hang ngày và tự tin trong giao tiếp
– Tính hỗ trợ
+ kính áp tròng hỗ trợ tốt cho mắt cận thị điều chỉnh nhìn xa, tăng thị trường giúp mở rộng góc nhìn và vùng quan sát cho mắt cận thị.
+ Trên bề mặt của kính áp tròng hiện nay còn được phủ lớp chống UV giúp bào vệ mắt không bị ảnh hưởng bởi các tác hại của mặt trời.
Nếu chúng ta sử dụng kính áp tròng đúng cách, tuân thủ các chỉ định của nhà sản xuất thì tất cả những tiện ích và sự hỗ trợ trên sẽ trở thành ưu điểm. Nhưng nếu chúng ta lạm dụng kính áp tròng, sử dụng không đúng cách hoặc không tuân thủ các quy định của nhà sản xuất về thời hạn, bảo quản, cách đeo thì việc đeo kính áp tròng sẽ thành những nhược điểm và có tác hại không lường.
+ Nếu bạn mua những loại kính áp tròng kém chất lượng về đeo sẽ có những tác hại xấu như làm giác mạc mắt khô rát gây viêm loét hay nhiễm trùng giác mạc
+ Nếu bạn mua kính áp tròng có chất lượng tốt nhưng việc sử dụng kính áp tròng không đúng cách cũng sẽ dẫn đến các yếu tố gây hại cho mắt. Như việc vệ sinh bảo quản không đúng cách làm kính áp tròng bị xước rách, nhiễm khuẩn khi đeo lên mắt sẽ gây viêm loét hoặc khô rát giác mạc.
+ Nếu bạn đeo kính áp tròng liên tục trong 1 thời gian dài suốt 24 tiếng thì việc trao đổi oxy với giác mạc mắt sẽ giảm làm các biểu mô trên giác mạc mắt yếu đi. Đồng thời khi đeo kính áp tròng quá lâu thì kính áp tròng càng ôm sát vào giác mạc khiến cho giác mạc bị kích ứng gây khó chịu và đỏ mắt.
+ Đeo kính áp tròng khi đã hết hạn sử dụng là một việc không nên làm. Vì kính áp tròng khi hết hạn sử dụng thì các thành phần cấu tạo Lens hữu cơ đã bị biến đổi không còn tác dụng bình thường. Kính áp tròng hết hạn sử dụng không còn sự tiếp xúc bình thường với giác mạc vì bị biến dạng về độ cong và đường kính. Kính áp tròng khi dùng qua 1 thời gian dài sẽ bám bẩn và nhiễm khuẩn vì vậy không nên tiếp tục sử dụng khi hết hạn khuyên dùng. Nếu bạn cố tình sử dụng kính áp tròng hết hạn có thể gây các nguy cơ viên loét giác mạc kết mạc, nặng hơn có thể gây ảnh hưởng tới môi trường bên trong của mắt như viêm màng bồ đào hoặc võng mạc…
Vì vậy việc sử dụng kính áp tròng tốt nhất nên tuân thủ các quy định của nhà sản xuất. Bạn nên mua các loại kính áp tròng có thời hạn tối da 6 tháng thay đổi. Trong thời hạn 6 tháng bạn cũng nên đi kiểm tra mắt tại cơ sở y tế và tiếp tục sử dụng kính áp tròng sẽ tốt hơn.