Nguyên nhân loạn thị, triệu chứng, chuẩn đó và điều trị

18/08/2020

Loạn thị là gì?

- Ánh sáng được phản xạ từ vật được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc mắt. Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác. Hình ảnh được não tạo ra dựa trên những tín hiệu đó.
- Ở người bình thường, các tia hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Loạn thị là bệnh mà những tia hình ảnh đó không hội tụ tại một điểm mà hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc làm cho tín hiệu hình ảnh bị thay đổi và ảnh hưởng hình ảnh tạo ra.

 

Nguyên nhân dẫn đến loạn thị

Nguyên nhân loạn thị chủ yếu là do bất thường về hình dạng của giác mạc. Ở người bình thường, giác mạc có dạng hình chỏm cầu với một độ cong hoàn hảo. Giác mạc của người bị loạn thị bị biến dạng làm mất đi độ cong đó gây ra tình trạng hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc (có thể ở trước và sau võng mạc) làm cho hình ảnh tạo ra bị không rõ ràng, nhòe và mờ.

(xem thêm >>> Kính áp trị loạn thị)

 

Dấu hiệu nhận biết bị loạn thị

Loạn thị gặp ở tất cả mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh do di truyền hoặc ở người trưởng thành. Một số trường hợp loạn thị mắc phải sau khi gặp các bệnh về mắt hoặc sau phẫu thuật mắt.

Xem tivi nhiều, đọc sách trong điều kiện không đủ ánh sáng không phải nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị. Bệnh loạn thị có thể kết hợp với các bệnh về mắt khác như cận thị, viễn thị.

Các triệu chứng chức năng của trẻ bị loạn thị  là: Hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương), nhìn phải nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ, khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H.

Các triệu chứng chức năng của trẻ bị loạn thị  là: Hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương), nhìn phải nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ, khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H.

Đôi khi trẻ bị loạn thị  không có triệu chứng chủ quan mà chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ, khám sàng lọc tại các trường, hoặc khi khám khúc xạ để đeo kính đọc sách ở người lớn.

 

Phương pháp chăm sóc mắt bị loạn thị

1. Chủ động kiểm tra thị lực
Các bác sĩ khuyến cáo, nên chủ động kiểm tra thị lực ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt khi thấy các biểu hiện lạ ở mắt như lác, nheo mắt, mỏi nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ, đau đầu…

Nếu phát hiện bị tật khúc xạ cần cho đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và xử lý biến chứng. Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật khúc xạ để lấy lại thị lực. Tuy nhiên, biện pháp này mất khá nhiều chi phí và cũng có thể xảy ra rủi ro nhất định.

2. Điều chỉnh tư thế ngồi
Khi ngồi nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân được đặt phẳng trên nền nhà. Nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và hai vai giữ ngang bằng.

3. Chiếu sáng thích hợp
Cần lưu ý điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối. Điều chỉnh để ánh sáng mặt trời và đèn trong phòng không phản xạ lên màn hình chiếu vào mắt. Có thể đặt thêm kính lọc cho màn hình để lọc bớt ánh sáng chói từ màn hình.

4. Vị trí màn hình
Màn hình nên được đặt cách mắt 50 đến 60 cm và tâm của màn hình nên đặt thấp hơn tầm mắt từ 10 đến 20 cm vì mắt của chúng ta chỉ làm việc thoải mái khi chúng ta liếc nhẹ xuống khi đọc sách cũng như khi làm việc gần.

Nếu phải đánh máy văn bản, nên để văn bản nằm khoảng giữa bàn phím và màn hình hoặc sử dụng kẹp giấy để kẹp văn bản đứng lên và sát vào màn hình.

5. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Về chế độ dinh dưỡng, không có loại thức ăn nào là tốt nhất để chữa loạn thị. Người bị loạn thị cần có chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng: tinh bột và đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Những thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là lựa chọn tốt cho cải thiện thị lực. Nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ hấp thu và tiêu hóa để cung cấp năng lượng tốt hơn cho cơ thể, trong đó có đôi mắt. 

6. Nghỉ ngơi hợp lý
Để làm giảm tình trạng mỏi mắt, mỏi cổ, đau lưng, mỏi vai, cần nghỉ ngơi ngắt quãng thường xuyên. Nên nghỉ khoảng 15-20 phút sau khoảng 2 giờ làm việc với máy tính.

Khám mắt đều đặn và luyện tập những thói quen tốt có thể giúp phòng tránh được những ảnh hưởng hội chứng thị giác do sử dụng máy tính gây ra.

Từ khóa : giao hoa vung tau | xkld nobita hoc mon | spa lan anh go vap | noi that me tay | gui hang di tay ban nha | Kiểm nghiệm công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩmlàm giấy chứng nhận y tế | may thoi khi | noi that | gian phoi thong minh cao cap | man cua cao cap | rem cua hcm | noi that gia re | hat dinh duong | kho san go nhua | kho san go | sua bom nhiet | cua luoi chong muoi | cua luoi ngan muoi tphcm | tu van giay phep hoan nguyen , Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm | tu van giay phep bau troi moi , Dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh tại TpHCM | chup hinh cuoi da lat | linksky express | nha thuoc phuong anh | kinh dai nam | gas da lat | Thiết kế trang web du lịch | lens mat
tu van thanh lap doanh nghiep | gui hang di uc gia re | gui hang di my hcm | nhom kinh vinh loc phat | nha khoa phu nhuan | i-stem | hoa sinh nhat | may bom nhiet

 

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN