Hiện nay số lượng người bị tật khúc xạ (cận thị) ngày càng gia tăng. Bệnh mắt cận thị cũng đã trở thành phổ biến song song với sự phát triển của công nghệ điện tử. Đa phần trẻ em sử dụng điện thoại liên tục và thường xuyên sẽ dẫn đến chứng bệnh cận thị khiến mắt không còn điều tiết bình thường.
Lý do: Trẻ em không ý thức được việc giữ khoảng cách điều tiết mắt ở cự ly cho phép khi sử dụng tivi, máy tính bảng, laptop và điện thoại. Nhất là việc sử dụng máy tính bảng và điện thoại có nguy cơ cao cho tật khúc xạ mắt. Vì khi trẻ em cầm điện thoại và máy tính bảng xem thì khoảng cách từ mắt đến điện thoại chỉ cách 1 xoải tay của trẻ em. Do cánh tay của trẻ em ngắn nên khoảng cách này không đủ điều kiện để mắt điều tiết bình thường. Khi trẻ sử dụng lâu ngày theo thói quen bắt buộc mắt của trẻ phải điều tiết ở cự ly gần dẫn đến mắt của trẻ xuất hiện tật khúc xạ (cận thị)
Theo thống kê các bệnh về mắt thì những năm gần đây đa số trẻ em đến độ tuổi vào lớp 1 bị tật khúc xạ cận và loạn thị. Điều này cho thấy việc sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng cho trẻ em nhỏ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tật khúc xạ cận - loạn thị cho mắt.
Nhưng với thế giới công nghệ điện tử hiện nay việc cấm trẻ em tiếp xúc với những thiết bị điện tử như điện thoại, laptop và máy tính bảng rất khó khăn. Như vậy điều quan trọng nhất là chúng ta nên hạn chế ở một giới hạn cho phép giúp trẻ vẫn tiếp xúc với thế giới công nghệ và đồng thời giữ đôi mắt của trẻ khỏe mạnh và điều tiết bình thường.
+ Phòng ngừa và hạn chế khi trẻ chưa bị tật khúc xạ
Để hạn chế những nguy cơ gây nên tật khúc xạ cho trẻ em chúng ta cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng những phương tiện công nghệ như tivi điện thoại và máy tính ở 1 khoảng cách cho phép.
1. Đối với điện thoại, máy tính bảng: khoảng cách cho phép tối thiểu là 60cm như vậy khi cho trẻ xem điện thoại, máy tính bảng bắt buộc người lớn phải cầm giữ phương tiện ở cự ly cho phép tránh cho trẻ tự cầm xem vì khoảng cách 1 cánh tay trẻ em không đủ điều kiện cho mắt điều tiết
2. Đối với màn hình tivi: Khoảng cách cho phép tối thiểu là 2m từ màn hình đến mắt của trẻ. Vì vậy chúng ta phải đặt vị trí ghế ngồi cách màn hình ở cự ly cho phép.
+ Phương pháp điều chỉnh kiểm soát tật khúc xạ khi trẻ em bị cận thị
1. Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó điều tiết khi đọc, viết, vẽ hoặc kém tập trung vào công việc chúng ta nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế về mắt.
2. Việc sử dụng kính gọng thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần của tật cận thị. Vì vậy chúng ta nên lưu ý về thời gian khi cho trẻ sử dụng kính gọng.
3. Kính áp tròng có ưu điểm kiểm soát được tật khúc xạ cận thị. Sử dụng kính áp tròng đúng cách có khả năng hỗ trợ giảm dần tật khúc xạ cận thị ở mắt của trẻ. Vì vậy chúng ta cần lưu ý sử dụng kết hợp cả kính gọng và kính áp tròng khi trẻ đã mắc tật cận thị là tốt nhất.
Đôi mắt của trẻ em là vô giá, nếu chúng ta điều chỉnh tốt và nghiêm túc mọi hoạt động của trẻ em khi cho trẻ sử dụng tivi điện thoại thì tật khúc xạ cận thị học đường sẽ được kiểm soát tốt và giảm dần. Hãy chung tay vì một tương lai không cận thị cho học sinh sinh viên. Hãy chung tay vì ngày mai tươi sáng